MỤC LỤC
Theo Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì Giao dịch liên kết (GDLK) được định nghĩa:
Giao dịch liên kết là những giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh như hoạt động: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đi vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.
Theo Thông tư 66/2010/TT-BTC thì quy định GDLT được hiểu là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết:
Tham khảo thêm: Dịch vụ chuyển giá là gi?
Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với các giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này.
Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
Để hiểu rõ các thủ tục, nội dung về khi kiểm tra, thanh tra về chuyển giá (giao dịch của các bên có quan hệ liên kết với nhau). Các bạn cần phân biết giao dịch liên kết là gì?
Cơ bản như sau:
Nhận dạng các giao dịch liên kết dẫn đến chuyển giá
Chuyển giá là gì? Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách đối với hàng hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết (các bên liên kết) không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết đó. Chuyển giá chính là hành vi thiết lập giá giao dịch kinh doanh không theo nguyên tắc “giá thị trường” giữa hai công ty có quan hệ liên kết nhằm tối thiểu hóa lợi nhuận nộp thuế, chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao đến nơi có thuế suất thấp (hoặc các nước thiên đường thuế) để giảm thiểu số thuế phải nộp.
Có sự chênh lệch về thuế suất thuế TNDN của Việt nam với nhiều quốc gia trên thế giới, có ưu đãi thuế giữa các ngành nghề, lĩnh vực trong cùng quốc gia tạo ra những “vùng trũng” khi thực hiện nghĩa vụ thuế
Quy định về hạn chế thanh toán bằng tiền mặt là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thành lập các công ty con, công ty liên kết để chuyển từ trốn thuế sang chuyển giá để tránh thuế, đặc biệt là chuyển giá từ kinh doanh thông thường sang lĩnh vực xã hội hóa đang được ưu đãi thuế TNDN (như y tế, giáo dục, thể thao, nông nghiệp,…)
Dựa vào quyền tự định đoạt giá mua, giá bán thực hiện hoạt động chuyển giá để mua lỗ các công ty không có quan hệ liên kết nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc chuyển giá để tạo lãi giả làm giá trên thị trường chứng khoán.
Gần đây, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có GDLK và Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 20 giao dịch liên kết có những nội dung cơ bản sau:
Xem thêm: Giao dịch liên kết – Tri Thức Việt
Các bên có quan hệ liên kết: Các bên có quan hệ về Vốn, Kiểm soát, Quản lý, Chi phối, … tới nhau là những bên có quan hệ liên kết.
Nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô vừa và nhỏ. Chi phí bỏ ra cho một báo cáo liên kết cũng là một vấn đề đáng chú ý. Chính vì thế, chúng tôi mách bạn cách đơn giản để lập một báo cáo liên kết đơn giản.
Phương pháp này được gọi là PP so sánh giá giao dịch độc lập.
Trước tiên chúng ta chọn ra 5 doanh nghiệp (càng có thương hiệu càng tốt) cùng phân phối sản phẩm mình cần làm báo cáo liên kết. Tiến hành khảo sát giá bán ra sản phẩm của 5 doanh nghiệp này đều đặn 12 tháng để thu thập dữ liệu làm cơ sở cho việc tính giá trung bình sản phẩm mỗi doanh nghiệp. Kết quả là chúng ta có được mức giá trung bình của 5 doanh nghiệp này.
Bước tiếp theo là tính khoảng tứ phân vị của dãy giá trung bình này rồi đem so sánh với giá sản phẩm của doanh nghiệp mình và biết được kết quả.
Nếu giá trung bình nằm trong khoảng tứ phân vị vừa tính được thì doanh nghiệp bạn tuân thủ nguyên tác giá thị trường.
Những vấn đề như phân tích ngành, giới thiệu về doanh nghiệp,… trong báo cáo liên kết sẽ dễ dàng với bạn. Nhưng khó khăn nhất vẫn là báo cáo chuyển giá. Mất thời gian nếu bạn không thành thạo. Bên cạnh đó là cơ sở chứng minh sẽ không đảm bảo.
Với các báo cáo liên kết của Tri Thức Việt, đảm bảo độ tin cậy và cơ sở chứng minh vững chắc. An tâm khi cơ quan thuế kiểm tra. Đồng thời tiết kiệm thời gian vàng cho doanh nghiệp bạn!
Tác giả bài viết